Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2012

Phần I 1890 - 1911 khi Bác ra đi tìm đường cứu nước

- Mình là con nhà gia giáo, tại sao con lại hành động một cách nóng nảy như thế? Cha mẹ nó ỷ quyền ỷ thế mất dạy, làm sao nó có dạy được? Con có đủ sức đánh hết tụi nó không? Con nên cố gắng học hành và dùng sức lực tuổi trẻ của mình làm những việc lớn hơn!
Anh Thành rất cảm động trước những lời chỉ dạy của thầy. Anh cúi đầu nhận lỗi. Bỗng dưng trong đầu anh sáng lên một ý nghĩ: Phải chăng thầy Hoàng Thông là một đồng chí của các cụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh? Anh ngước nhìn thầy, hai ánh mắt sáng như hai luồng điện:
- Thưa Thầy, thầy thấy con có thể làm được gì, xin thầy hãy tin con!
Thầy Hoàng Thông nhìn kỹ cậu thanh niên tuấn tú đứng trước mặt, lòng thầy lâng lâng một niềm vui sướng. Hôm ấy anh lãnh trách nhiệm liên lạc với một số người yêu nước.
Lúc này ngọn gió duy tân đang bùng lên ở Kinh đô. Ngay cả cái tên của ông vua trẻ cũng được đem ra bình luận. Những điều vua Thành Thái không thực hiện được, ông đặt cả niềm tin vào đứa con. Mặt dù ông bị buộc phải tốn vị, nhưng Triều đình còn lại cũng phải nể ông, nhận đặt tên Duy Tân cho người con kế vị ông. Một phong trào diễn thuyết kêu gọi Duy Tân lan tràn khắp nơi. Hai người nổi tiếng nhất là Lê Đình Mộng (tức Ấm Mộng) và Trần Trinh Linh. Anh Thành cũng tập diễn thuyết ngay trên sân trường Quốc học.
Những lúc vắng thầy hay những buổi đi học sớm, Thành hay leo lên bàn đứng tập nói chuyện. Anh nói về tình trạng lạc hậu của người Việt Nam; sở dĩ mất nước là vì sự lạc hậu ấy. Anh nói về sự bất lực của Nam triều, nói về tình hình sưu cao thuế nặng...Và cuối cùng bao giờ anh cũng sang sảng kêu gọi “Thanh niên và những người có ăn học, phải làm cái gì cho dân, cho nước!”
Có lần nghe tiếng anh nói, học trò kéo đến vây quanh xem. Một lúc có cậu sợ liên lụy lẩn tránh đi chỗ khác, bọn con ông cháu cha nghe nói động đến cha ông chúng, chúng đi báo ngay với hiệu trưởng Chouquet. Thấy hiệu trưởng đến, Thành nhảy xuống đi chỗ khác; khi hiệu trưởng đi xa, anh lại nhảy lên tiếp tục nói. Viên hiệu trưởng tức giận gọi anh và các thầy giáo của anh đến quở trách, anh đã xin trả lời:
- Những điều con nói có thấm vào đâu so với thư của cụ Phan Châu Trinh gởi cho ngài Toàn quyền Beau, so với những buổi diễn thuyết của ông Ấm Mộng, ông Trần Trinh Linh...sao các thầy không cấm những người ấy để cho học trò khỏi bắt chước?
Hiệu trưởng Chouquet giận đỏ mặt. Y cho Thành cứng đầu, lý sự, định đứng dạy bộp tai, nhưng vì trước mặt có các thầy giáo của Thành nên không dám thô bạo. Y nói:
- Những người bất trị ấy trước sau rồi cũng bị nghiêm trị. Mi là thằng học sinh ăn học bổng của chính quyền Bảo hộ, tại sao mi dám nói những lời chống chính phủ Bảo hộ trước mặt các thầy giáo?
Nói xong y đứng dậy, không thèm nghe anh Thành nói thêm một lời nào nữa. Y đẩy anh Thành ra khỏi phòng, đóng cửa lại rồi hạch sách các ông giáo một lúc. Cuối cùng y đe:
- Tôi sẽ báo cho sở Liêm phóng biết hạnh kiểm của thằng học trò ngỗ nghịch đó và cả anh hắn. Nếu các ông không dạy được hắn, tôi sẽ đuổi cả các ông luôn. Tôi cũng sẽ gọi bố chúng đến đây. Nếu bố chúng không dạy được, tôi sẽ đề nghị Nam triều khiển trách tên Thừa phái không biết dạy con ấy.
Sau cái hôm bị cảnh cáo, Thành thường hay bỏ học. Vào những ngày có phiên chợ, anh cùng bạn bè xách một cái giỏ trong ấy đựng một cái lược và một cái kéo, ra đứng ở các ngã ba có nhiều người qua lại. Anh tham gia phong trào Duy Tân, cắt bỏ búi tó. Hễ thấy ai có đầu tóc búi tó thì anh giơ kéo lên, miệng gọi người ấy đến đọc cho nghe bài vè:
                                                                      “Húi hề... Húi hề!
                                                                       Bỏ cái ngu nầy!
                                                                       Bỏ cái dại nầy!
                                                                       Húi hề húi hề!
                                                                       Ngày nay ta cúp
                                                                       Ngày mai ta cạo!
                                                                       Húi hề húi hề!
                                                                       Bỏ cái ngu nầy!
                                                                       Bỏ cái dại nầy!
                                                                       Húi hề...Húi hề!
Phong trào Duy Tân cho rằng cái búi tó là biểu hiện của sự lạc hậu, ngu dốt. Muốn Duy Tân phải đoạn tuyệt với cái cũ ấy đi.
Bạn bè thấy anh lớn tuổi, đứng đắn, có uy tín với thầy với bạn, rất nể vì anh. Nhưng ai cũng sợ, ít người dám “đi” theo anh.

Nguồn http://bachovoihue.violet.vn
Người học sinh khác thường
Anh Thành bước vào trường Quốc học sau sự kiện vua Thành Thái tốn vị (abdiqué), vua Duy Tân bị áp đặt lên ngôi. Cái mà làm cho lớp trẻ lưu ý nhất là ông vua Duy Tân chưa đầy tám tuổi này đã có những biểu hiện bất khuất trước chính quyền thực dân Pháp. Anh em học trò rỉ tai nhau câu nhận xét của một nhà báo Pháp về ông vua trẻ này: “Un jour de trône a changé complètement le visage d’un enfant à huit ans”. (Một ngày ngồi trên ngai vàng đã thay đổi hoàn toàn khuôn mặt của một cậu bé tám tuổi).
Anh Thành tiếp tục rèn luyện môn Pháp văn trên ghế nhà trường Quốc học. Lúc mới vào trường anh rất buồn. Dần dần anh cũng tìm thấy những niềm vui. Bên dưới cái bộ mặt buồn bã của một ngôi trường trong tay thực dân còn có một trái tim nóng bỏng vì tình dân nghĩa nước. Anh được thầy Hoàng Thông dạy chữ Hán rất thương. Thầy giao cho anh lên viết bài học trên bảng đen và đọc trước cho học trò đọc theo. Nhiều hôm thầy bận việc đến trễ, thầy giao cho anh Thành coi lớp. Sau giờ học, anh hay lại nhà thầy ở trong trường, xin thầy đọc những Tân Thơ, Tân Sách do thầy biên soạn hay thầy đã sao chép được. Sách do thầy viết cuốn Tự Trị Thượng Sách; sách do người Việt Nam soạn có các cuốn: Thiên Hạ Đại Thế Luận, Thời Vụ Sách của Nguyễn Lộ Trạch, Đinh Hoàn Chí Lược của Phạm Phú Thứ; những sách báo nói về tình hình Trung Quốc mà gần giống với Việt Nam có Ẩm Băng, Tự Do Thư, Trung Quốc Hồn; những sách của Tây Phương do người Trung Quốc dịch lại có Dân Ước của Lư Thoa (J.J. Rousseau), Tiến Hóa Luận của Tư Tân Tắc (Spencer), Dân Quyền Thiên của Mạnh Đức Tư Cưu (Montesquieu).
Người thầy thứ hai mà anh cũng hết sức kính trọng là thầy Lê Văn Miến. Thầy Miến là người Diễn Châu, người đồng tỉnh với anh. Thầy Miến có một cung cách đặc biệt, trước kia thầy được cử sang học ở trường hành chánh thuộc địa cùng với Thân Trọng Huề và Hoàng Trọng Phu. Khi tốt nghiệp, hai ông kia về làm quan to, còn thầy Miến thì xin ở lại học trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Pháp (Ecole des Beaux-Arts de Paris). Học xong, thầy về Hà Nội làm cho nhà in Shneide. Tổng đốc An Tịnh là Đào Tấn biết thầy giỏi, đã ra đưa thầy về Vinh rồi đưa vào Huế làm hành tấu ở bộ Công với Đào tiên sinh. Trong một vụ vỡ lở có dính dáng đến việc vẽ các kiểu súng trường cho vua Thành Thái đúc chuẩn bị đánh Pháp, thầy bị đưa ra Vinh mở trường Pháp – Việt, rồi đến năm 1907 thì đưa thầy về dạy vẽ ở trường Quốc học. Bọn Pháp biết thầy Miến có tư tưởng chống Pháp nhưng chúng không dám hãm hại thầy vì lẽ thầy rất có uy tín với dư luận Pháp. Sau những giờ dạy vẽ, thầy Miến thường kể chuyện thầy đã đi du lịch nhiều nước trên thế giới. Thầy thường kể với học sinh:
- Người Pháp ở chính quốc khác với người Pháp ở đây. Ở thủ đô Ba Lê cũng có rất nhiều người nghèo. Chiều chiều, những người già không có nơi nương tựa phải chống gậy đi học phố moi móc trong các thùng rác xem thử có còn gì ăn được thì lấy ra ăn; đêm đêm ở vườn Luýt-xăm-bua thơ mộng, nhiều cô gái nghèo phải bán thân nuôi miệng. Người dân Pháp, từ người thứ dân cho đến vị Hàn lâm, thấy những người Việt Nam mất tư cách thì họ tỏ ra khinh bỉ, nhưng ngược lại thấy những người có đạo đức, biết tự trọng, có tài, họ rất kính phục, ít có chuyện phân biệt vì chủng tộc nòi giống (race). Đặc biệt, ở Ba Lê có rất nhiều viện bảo tàng, nhiều thư viện tàng trữ những hiện vật xưa, sách cổ quí giá. Sách về yêu nước và cách mạng thế giới có nhiều, ai muốn đọc cũng được, không hạn chế và không ngăn cấm.
Nghe những chuyện ấy, anh Thành rất náo nức, anh càng tự quyết tâm cao hơn để sớm có đủ trình độ Pháp văn tiếp xúc với những thứ quý giá ấy. Một hôm trả Luận văn, thầy Queignec cầm bài luận của anh Thành đưa ra giữa lớp nói lớn:
- Thành a traité le sujet de rédaction en vers, c’est un élève intelligent et vraiement distingué (Trò Thành đã làm đề luận này bằng thơ, đây là một học sinh thông minh và xuất chúng).
Nguồn http://hachovoihue.vilolet.vn

Ngôi nhà thời thơ ấu của Bác Hồ

Ngôi nhà tranh ấy gồm ba gian nho nhỏ, xinh xinh, phần cuối được nối thêm một khoảng và cho nép vào phía sau, tiếng địa phương gọi là cái cổ hôn, làm nơi nấu nướng nhằm cho khói và bồ hóng đỡ xông vào các gian kia.
Đó là ngôi nhà do cụ Hoàng Đường và cụ Nguyễn Thị Kép, tức ông bà ngoại cậu Cung dựng cho bố mẹ của cậu là Nguyễn Sinh Sắc, Hoàng Thị Loan ngay trong vườn nhà mình khi họ kết thành gia thất.
 Cũng như cách bố trí thông thường ở trong vùng, ngôi nhà của ông Sắc, gian ngoài thờ ông thần bếp và là nơi đặt bàn học, còn nữa kê bộ phản gỗ để ông và hai cậu con trai nằm. Gian giữa rộng nhất, phía trong đặt bàn thờ cúng gia tiên.
 
Ngôi nhà thời thơ ấu của Bác Hồ
 
Còn nữa đặt bộ tràng kỷ bằng tre để ông đón tiếp người thân, bạn bè. Gian nhà trong, phía sau là buồng, chỗ nghỉ của bà Loan cũng là nơi bà sinh nở và chăm nuôi các con khi họ mới lọt lòng.
 Phía ngoài của gian đó đặt chiếc chõng tre, nơi các dì, các thím, bà con trong xóm thường đến thân tình trò chuyện. Phần còn lại là nơi đến bận cơm thì có chiếc mươn ngã ra làm bàn ăn. Xong rồi, mươn được ngoắc lên vách nhà.
 Thật khó mà tìm thấy một thứ vật liệu nào khác lạ so với các ngôi nhà thanh bạch khác ở trong thôn. Những cây cột, đường xà, chiếc kèo đều bằng các thứ gỗ thị, bời lời, xoan đâu, cũng như đòn dông và các đòn tay làm bằng tre là đều lấy từ trong vườn.
 Chúng được chặt sẵn, ngâm nước lâu ngày để khỏi bị mọt. Chỉ có rui, mè trên mái và vách chắn, liếp cửa là đều bằng nứa nên phải mua. Còn tranh lợp thì kết bằng lá mía bóc của ruộng nhà có từ ngoài bãi. Sức tự cấp tự túc ở dây cũng đến mức được tận dụng triệt để như của mọi gia đình nghèo khó khác ở trong vùng.
 Và, tất cả đều được ông bà cụ Đường lựa chọn, trau chuốt thật kỹ càng. Cụ Kép thường dặn con gái là phải thường xuyên chăm sóc quét dọn để giun dế và kiến mối khỏi làm sủi nền và hỏng vách. Họ nhà mối chúng dễ từ mặt đất mà xông lên đến tận nóc nhà.
 Trong vườn, ngoài nhà ông Sắc, còn có nhà ông bà ngoại và nhà thờ họ Hoàng mà cụ Đường là tộc trưởng.
 Cụ Đường đặt hướng nhà cho gia đình của con gái sau khi đã hỏi ý kiến các vị cao tuổi và có nhiều trải nghiệm ở trong họ, trong thôn. Nhà ngoảnh về hướng Đông - Nam, như vậy dễ đón được bình minh lên.
 Chiều về bóng mát từ hàng hiên sớm trải ra sân và gió nồm dễ dàng thổi tới. Nắng gió, sương móc là những của cải vô vàn do thiên nhiên ban tặng, chỉ sợ con người không đủ sức và không còn thời gian mà tận hưởng.
 Cụ Đường thường nói với con cháu trong nhà như vậy. Trong ngôi nhà ấy, năm 1884, bà Loan sinh con gái đầu lòng là Nguyễn Thị Thanh, năm 1888 sinh Nguyễn Sinh Khiêm tức Tất Đạt và năm 1890 sinh Nguyễn Sinh Cung, tức Tất Thành sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta.
 Khu vườn cụ Đường rộng gần 5 sào (Trung Bộ). Nhà thờ, nhà lớn của hai cụ và cả nhà riêng của vợ chồng ông Sắc, tất cả chỉ choán hết một phần nhỏ diện tích mà thôi.
 Toàn khu vườn xung quanh là lũy tre, xen vào có các cây cổ thụ, là nơi cho nhiều loại chim chóc về làm tổ theo mùa. Và vườn vẫn dư dả đất đai để trồng khoai lúa, rau màu.
 Là gia đình một nhà nho, ngoài các thứ cây ăn quả thì đất dành cho các loại thảo lan, cúc, mẫu đơn, nhài, phật thủ... cũng được dành một diện tích thích đáng.
 Vườn nhà ông bà ngoại là phần thiên nhiên quan trọng trong thế giới tuổi thơ của cậu Nguyễn Sinh Cung. Những buổi, mẹ từ chợ về, không còn tiền để mua quà. Thay vào đó có cây táo quả đã đến thì đọng mật. Bà ngoại đưa tay ngoèo một cành, hái lấy những quả mập căng mà phân phát cho chị em Thanh.
 Bé Cung được lớn dần lên trong cảnh nhà ấm cúng như vậy.
 Một buổi chiều, sau khi tạnh cơn giông, cậu hỏi một học trò của ông ngoại:
 - Sấm từ đâu mà có?
Người học trò đáp:
- Sấm sinh ra tự trên trời.
Cậu hỏi tiếp:
- Ngoài sấm, trên trời còn có những gì?
 Người thanh niên chỉ cười vì không biết đáp như thế nào!
 Lên bốn tuổi, bé Cung đòi học chữ và mẹ cũng là cô giáo.
 Buổi đầu, mẹ đưa tay vạch lên giấy: chữ "Nhất" 1 nét, chữ "Nhị" 2 nét, chữ "Tam" 3 nét. Cậu hỏi, thế có phải chữ "Tứ" gồm 4 nét? Bà mẹ cười trước câu hỏi ngộ nghĩnh mà có lý của con trai và đáp:
 - Không phải, đến chữ "Tam" là thôi cách viết như vậy; và đó là cách viết đơn, còn viết kép thì các chữ kia đều có nhiều nét.
 Mẹ vẫn tiếp tục giữ vai trò là một cô giáo của Cung, một cậu bé luôn đặt ra nhiều câu hỏi mà tiếng địa phương cho là "trái khoáy" nhưng sẽ ở vào một nơi khác.
 Năm 1893, ông ngoại qua đời. Năm 1894, bố của Cung thi đỗ Cử nhân. Năm 1895, Cung cùng anh trai theo bố mẹ vào Huế và cậu sống lần đầu tại đó cho đến tuổi lên mười thì mẹ mất.
 Đầu năm 1901, anh em cậu theo bố về lại làng Chùa. Cũng năm đó, bố của cậu thi đỗ Phó bảng rồi gia đình cậu về sống tại làng Sen, quê nội. Mùa thu năm 1905, cậu theo bố vào Kinh học tập và năm 1911 thì ra đi tìm đường cứu nước.
 Sau 30 năm bôn ba khắp các đại lục tìm đường cứu dân cứu nước để năm 1941 thì về lại Tổ quốc, chuẩn bị để tiến hành Cách mạng Tháng 8 thành công (1945), lại 16 năm tiếp, là thời gian làm Chủ tịch nước, bận bịu với công cuộc kháng chiến, kiến quốc, đến cuối năm 1961, Người mới có dịp về thăm lại ngôi nhà này và đó cũng là lần cuối cùng Người trở về ấn những dấu chân lên mảnh vườn thơ ấu của mình.
 
Chủ tịch Hồ Chí Minh thời niên thiếu
Thân phụ là Nguyễn Sinh Sắc, sinh năm 1862, quê ở làng Kim Liên (thường gọi là làng Sen), cùng thuộc xã Chung Cự, cách Hoàng Trù 2km (nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An). Xuất thân từ gia đình nông dân, sớm mồ côi cha, mẹ, từ nhỏ đã chịu khó lao động và ham học. Vì vậy, được cụ Hoàng Đường ở làng Hoàng Trù xin họ Nguyễn Sinh đem về nuôi. Ông vừa lao động vừa tiếp tục học tập. Khi trưởng thành ông thành hôn với người con gái đầu của cụ.
Thân mẫu là Hoàng Thị Loan, sinh năm 1868. Bà là một phụ nữ cần mẫn, đảm đang, đôn hậu, sống bằng nghề làm ruộng và dệt vải, hết lòng chăm lo cho chồng con ăn học.
Nguyễn Sinh Cung là con thứ ba trong gia đình.
Chị là Nguyễn Thị Thanh, còn có tên là Nguyễn Thị Bạch Liên, sinh năm 1884.
Anh là Nguyễn Sinh Khiêm, còn có tên là Nguyễn Tất Đạt, sinh năm 1888.
Gia đình Nguyễn Sinh Cung sống trong một căn nhà nhỏ ba gian, lợp tranh, trên đất vườn của ông bà ngoại tại Hoàng Trù.
Năm 1890 - 1895, Nguyễn Sinh Cung sống ở làng Hoàng Trù trong tình thương yêu và chăm sóc của bố mẹ và ông bà ngoại. Ông ngoại là Hoàng Đường, dạy chữ Hán ngay tại nhà cho một số trẻ em trong làng. Bà ngoại là Nguyễn Thị Kép, làm ruộng để nuôi gia đình.
Ngày 22 tháng 5 năm 1893, Nguyễn Sinh Cung chịu tang ông ngoại.
Khoảng tháng 6 năm 1894, Nguyễn Sinh Cung đón nhận tin vui: Cha đậu cử nhân, khoa thi giáp Ngọ năm thành Thái thứ 6 tại trường thi Nghệ An.
Khoảng gần cuối năm 1895, Nguyễn Sinh Cung cùng anh theo cha mẹ vào Huế. Thời kỳ này từ Nghệ An đi Huế chưa có đường xe lửa và ô tô. Mọi người phải đi bộ, trẻ em thường ngồi trong quang gánh của người lớn. Tới Huế, lúc đầu gia đình Nguyễn Sinh Cung phải ở nhờ những người quen, sau ở tạm trong một gian trại lính gần Viện đô sát (ngày nay là nhà số 114, đường Mai Thúc Loan).
Gần cuối năm 1898, Nguyễn Sinh Cung cùng anh theo cha đến ở nhà ông Nguyễn Sĩ Khuyến, làng Dương Nổ, xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Lúc này, ông Nguyễn Sinh Sắc mở lớp dạy chữ Hán cho một số học sinh trong làng, Nguyễn Sinh Cung cũng theo học.
Ngày 10 tháng 2 năm 1901, Nguyễn Sinh Cung chịu tang lớn trong tuổi thiếu niên: bà Hoàng Thị Loan, thân mẫu lâm bệnh qua đời tại Huế. Bà đã được những người láng giềng thân thiết lo việc mai táng, vì lúc này ông Nguyễn Sinh Sắc và Nguyễn Sinh Khiêm đang ở quê nhà.
Sau khi mẹ mất, Nguyễn Sinh Cung và Nguyễn Sinh Xin (em trai Nguyễn Sinh Cung, sinh vào cuối năm 1900 tại Huế; sau khi bà Hoàng Thị Loan mất, Nguyễn Sinh Xin được ông Nguyễn Sinh Sắc đưa về Hoàng Trù gửi bà ngoại trông nom, nhưng yếu sức nên mấy tháng sau thì chết) về quê.
Tại quê, Nguyễn Sinh Cung học chữ Hán với thầy Hoàng Phan Quỳnh, lớp học mở tại xóm Vang, làng Hữu Biệt, cách Hoàng Trù 3km (nay thuộc xã Nam Giang, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An).
Tháng 5 năm 1901, một tin vui đến với gia đình Nguyễn Sinh Cung và dân làng: Ông Nguyễn Sinh Huy (Nguyễn Sinh Sắc) đậu Phó bảng khoa thi Hội, Tân Sửu, năm Thành Thái thứ 13.
Dân trong xã ai cũng biết rằng, nhờ công lao cụ Hoàng Đường cùng gia đình bên vợ ở Làng Trùa, ông Sắc mới thành đạt. Song theo tập tục địa phương và ý nguyện bà con họ Nguyễn Sinh, ông Sắc đã vinh quy tại Làng Sen quê nội (khoảng tháng 9 năm 1901). Trước khi ông Sắc được đón về, làng Kim Liên đã cấp đất công, xuất quỹ làm cho một ngôi nhà (đó là ngôi nhà và khoản vườn hiện nay còn được bảo tồn ở Kim Liên).
Nhân dịp này, ông Nguyễn Sinh Sắc làm lễ "Vào làng" cho hai con trai, với tên mới là Nguyễn Tất Đạt (Sinh Khiêm) và Nguyễn Tất Thành (Sinh Cung).
Cũng như nhiều vùng khác ở nông thôn Nghệ An, Làng Sen vốn đã nghèo lại càng nghèo thêm từ khi mất nước. Tại đây, ngoài nghề làm ruộng, bà con nông dân còn làm nhiều nghề khác như dệt vải, đan lát hoặc nghề sơn tràng, kiếm củi, đốt than...
Xưa kia, vùng này gọi là Trại Sen với những địa danh toàn sen: nào Đồng Sen Cạn, Đồng Sen Sâu, Giếng Sen, Đầm Sen; nào Vực Sen, Bàu Sen, Chợ Sen, Cồn Sen...
Sen góp phần tạo nên cảnh trí thiên nhiên đặc sắc ở đây nên mới gọi là Làng Sen. Nhân dân Làng Sen tự hào vì làng mình đẹp, lại có nhiều nho sĩ thường hay lui tới đàm đạo văn chương, thời thế.
Với tâm hồn thơ mộng, rất yêu thiên nhiên, Nguyễn Tất Thành tự hào với cảnh đẹp của làng quê mình. Nhưng điều đáng tự hào hơn cả là làng Kim Liên có nhiều di tích lịch sử và anh hùng hào kiệt. Ngay trước ngõ nhà cậu, chếch về phía phải là Giếng Cốc, nơi bọn thực dân Pháp đã ra lệnh tát cạn nước để tìm vũ khí của "chung nghĩa binh", khi chúng đã đàn áp được cuộc khởi nghĩa Vương Thúc Mậu (năm 1886). Hình ảnh người anh hùng của quê hương, người bạn dạy học của ông ngoại cậu đã hy sinh ngay tại làng để bảo toàn khí tiết đã từng gây xúc động mạnh trong lòng Nguyễn Tất Thành.
Sau tháng 9 năm 1901, một vinh dự lớn cho Nguyễn Tất Thành là được cha gửi sang học chữ Hán với thầy Vương Thúc Quý và thầy Trần Thân ở ngay trong làng Kim Liên. Thầy Vương Thúc Quý vốn là nhà nho, giàu lòng yêu nước cho nên Nguyễn Tất Thành và bạn học đều chịu ảnh hưởng chí hướng của thầy. Nguyễn Tất Thành là một học trò nhanh trí và có trí nhớ tốt, được thầy yêu mến. Học với thầy Vương Thúc Quý, Tất Thành cảm thấy thoải mái, dễ hiểu vì thầy thức thời, không nệ cổ, không bắt học trò nhồi sọ cổ văn theo lối "tầm chương trích cú". Là tấm gương sáng cho học trò noi theo, thầy gợi cho Nguyễn Tất Thành những vấn đề mà trong bước trưởng thành, anh còn phải tìm hiểu cho đến nơi đến chốn.
Khoảng năm 1901-1902, Nguyễn Tất Thành bước đầu tiếp thu tư tưởng yêu nước của các bậc cha chú thông qua mối quan hệ giữa cha với các sĩ phu trong vùng. Phan Bội Châu, trong tác phẩm Phan Bội Châu niên biểu, kể lại rằng: Nguyễn Tất Thành thường nghe cụ ngâm hai câu thơ và sau này anh vẫn nhắc lại:
Mỗi phạn bất vong duy trúc bạch
Lập thân tối hạ thị văn chương
Nghĩa là:
Mỗi bữa (ăn) không quên ghi sử sách
Lập thân hèn nhất ấy (là) văn chương
Mùa xuân năm 1903, Nguyễn Tất Thành theo cha đến ở xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, Nghệ An và tiếp tục học chữ Hán. Thời gian này, ông Nguyễn Sinh Sắc (thân phụ) dạy tại nhà ông Nguyễn Thế Văn.
Ngày 13 tháng 4 năm 1904, Nguyễn Tất Thành chịu tang bà ngoại. Đây là cái tang lớn của cả gia đình. Sở dĩ ông Nguyễn Sinh Sắc học hành và đỗ đạt được chủ yếu là nhờ sự bù trì, giúp đỡ của gia đình phía vợ. Bà ngoại cũng đã giành cho Thành và những người cháu sớm mồ côi mẹ lòng yêu thương sâu sắc. Bà mất, Tất Thành đau xót, nghẹn ngào. Hình ảnh ông ngoại, mẹ và em Xin lại hiện lên rõ nét trong trí nhớ của Tất Thành. Thế là trong tuổi thiếu niên, Tất Thành phải chịu bốn cái tang của gia đình. Nhìn lên bàn thờ bà ngoại, Tất Thành xót xa, nhớ tiếc với bao kỷ niệm thân thương của hai bà cháu quanh góc sân, mảnh vườn.
Sau kỳ đại tang đó, Nguyễn Tất Thành theo cha sang làng Du Đồng, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh (nay thuộc xã Đức Đồng, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh). Thời gian này, ông Nguyễn Sinh Sắc dạy học ở nhà ông Nguyễn Bá Uy.
Ngoài giờ học tập, Nguyễn Tất Thành thường theo cha đến các vùng trong tỉnh thăm các nhân sĩ yêu nước (đến làng Đông Thái - quê hương của Phan Đình Phùng, làng Trung Lễ - quê hương của của Lê Ninh, v.v...) hoặc thăm các di tích lịch sử như thành Lục Niên, miếu thờ La Sơn phu tử, v.v...
Tháng 7 năm 1905, Nguyễn Tất Thành theo cha đến huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình trong dịp ông Nguyễn Sinh Sắc đi gặp các sĩ phu ở vùng đó.
Theo cha đi khắp đó đây, tầm mắt Tất Thành được mở rộng, quả là "đi một đoạn đàng, học một sàng khôn". Anh thấy đâu đâu cảnh nghèo đó cũng phơi bày ra trước mắt. Nhan nhản người ăn xin ở khắp mọi nơi. Hầu như làng quê nào cũng chỉ nổi lên vài ba ngôi nhà đồ sộ bên cạnh hàng trăm túp lều xơ xác, tiêu điều. Mùa đông giá lạnh càng nhiều cảnh thê thảm hơn. Không đủ manh áo che thân, nhiều người phải quấn tơi, chiếu hoặc bao tải rách. Bọn đế quốc và địa chủ phong kiến đang hút tủy, rút xương dân chúng bằng hàng trăm thứ thuế nặng nề và phu đài, tạp dịch. Từ người lớn đến trẻ con ai ai cũng sợ "ông Tây". Anh Thành cảm thấy nỗi nhục mất nước hằn rõ trên gương mặt mỗi người Việt Nam.
Tháng 9 năm 1905, Nguyễn Tất Thành và Nguyễn Tất Đạt được thân phụ xin cho theo học lớp dự bị Trường tiểu học Pháp - bản xứ ở thành phố Vinh, cách Kim Liên khoảng 14 km.
Hai anh em trọ ở một gia đình nghèo mạn Cầu Rầm (Vinh) và thường thường chiều thứ bảy đi bộ về thăm nhà, sáng thứ hai lại xuống Vinh.
Chính tại Trường tiểu học này, Nguyễn Tất Thành lần đầu tiên tiếp xúc với khẩu hiệu TỰ DO - BÌNH ĐẲNG - BÁC ÁI.
Cái nôi quê hương giàu truyền thống bất khuất với bản sắc riêng của xứ Nghệ đã tạo cho Nguyễn Tất Thành sớm có lòng yêu nước, thương dân, căm thù giặc và ý chí "Làm trai cho đáng nên trai". Những tấm gương của các thầy giáo và những hoạt động sôi nổi của các bậc cha chú như Phan Bội Châu... đã kích thích cao độ chí làm trai của anh. Thái độ bất hợp tác, ngầm chống đối thực dân, phong kiến và nhận thức được thời cuộc, lòng thương dân, yêu nước của thân phụ có ảnh hưởng sâu xa đến sự hình thành nhân cách của anh.
Nguồn http://www.baobinhdinh.com.vn.






 
 

Không có nhận xét nào: