Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2012

Phần II: Bác Hồ ở nước ngoài

 Về Hoạt Đong của Nguyễn Ái Quốc ở Thái Lan, Lào
 Năm 1927, sau khi đã hoàn thành việc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và tổ chức một số lớp học nhằm huấn luyện cho những thanh niên Việt Nam yêu nước về con đường giải phóng dân tộc, Nguyễn Ái Quốc đã nghĩ đến việc rời Quảng Châu - Trung Quốc để trở về Thái Lan- nơi có nhiều Việt kiều sinh sống để truyền bá cách mạng. Giữa năm 1928, nhận được Chỉ thị của Quốc tế Cộng sản điều động về nhận công tác ở Đông Dương, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã từ giã nước Đức vào tháng 6 và đến Xiêm (Thái Lan) vào tháng 7 với thẻ nhập cảnh mang tên Nguyễn Lai. Người đi trên tàu biển chở khách và cập cảng tại Băng Cốc (thủ đô Thái Lan). Ở Thái Lan Người mang các tên Thầu Chín, Ông Thọ, Nam Sơn, đã đến Bản Đông huyện Phi Chít (miền Trung Thái Lan).
Sau một thời gian ngắn ở Phi Chít (mười lăm ngày), Người đã cùng với một vài người giúp việc đi bộ suốt hơn nửa tháng trời để đến tỉnh Uđon Thani, một tỉnh lớn của Thái Lan, cách Băng Cốc khoảng 600 km. Lấy tên là Thầu Chín, Người đến ga Noỏng Bùa, nơi có vài chục hộ gia đình Việt kiều sinh sống bằng nghề làm vườn. Người trồng ở đây một số cây dừa, cây xoài nên sau này bà con Việt kiều gọi đó là “Vườn xoài Bác Hồ”. Cách trung tâm thị xã Uđon Thani khoảng 12 km có làng Noỏng Ổn (huyện Mương), lúc đó rất hẻo lánh nên chỉ có 8 gia đình Việt kiều, không có người Thái. Cụ Đặng Thúc Hứa đã lập ra Trại Cưa, thu hút những thanh niên trai tráng nghèo (không nhà không ruộng, không tiền) tụ hợp lại sinh sống bằng nghề chặt, xẻ gỗ rừng. Trại Cưa cũng là nơi đón những thanh niên yêu nước từ Việt Nam sang. Ở Noỏng Bùa một thời gian ngắn, Người chuyển vào ở trong Trại Cưa. Ngôi nhà chính của Trại Cưa làm nơi nghỉ ngơi hội họp, còn nhiều lán trại ở ngay trong rừng để tiện cho việc đốn cây, xẻ gỗ ở Trại Cưa, cụ Hứa đã chú ý đào tạo, nâng cao trình độ chính trị cho họ, nhưng phải đến lúc Người tới thì việc ăn ở, học tập mới trở thành nền nếp2.
Sau đó Người đến Bản Mạy (làng mới) thuộc tỉnh Nakhon Phanom ở vùng Đông Bắc Thái Lan, cách thủ đô Băng Cốc hơn 700 km. Bản Mạy vốn là bản do những người gốc Việt đến Thái Lan làm ăn, sinh sống lập nên vào đầu thế kỷ XX. Họ chủ yếu là người gốc miền Trung Việt Nam, có học thức, chịu ảnh hưởng tư tưởng của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên nên khi dựng làng họ đã có ý thức xây dựng một cộng đồng Việt kiều có tinh thần dân tộc như xây dựng đền thờ Đức thánh Trần, lập Hội trại Cày, Hội Thân ái... Từ đó, bản Máy đã trở thành trạm liên lạc đón nhiều người Việt Nam sang Thái Lan, Nguyễn Ái Quốc ở Bản Mạy với bí danh Thầu Chín. Đến đây, ông Chín đã khuyên nhân dân xây dựng nhà Hợp tác để mọi người có thể sinh hoạt, tụ họp. Khu nhà Hợp tác được xây dựng khá khang trang, sạch sẽ, sân bếp, vườn cây... Nhờ đó, nơi đây đã trở thành điểm tụ họp thường xuyên của rất nhiều người Thái gốc Việt.
Trong thời gian ở đây, Người đã rất tích cực học tiếng Thái, động viên mọi người cùng học tiếng Thái để có thể hiểu được truyền thống, phong tục tập quán của người Thái, tiện cho việc giao tiếp, sinh hoạt. Ngoài ra, Người cần tổ chức các lớp học tiếng Việt cho trẻ em để các em không quên nguồn gốc của cha ông. Trong thời gian này Người cũng tham gia các buổi cúng tế của người Việt ở đền Đức thánh Trần và luôn nhắc nhở mọi người về tinh thần yêu nước, ý thức chống giặc ngoại xâm để bảo vệ dân tộc. Nhờ đó, tuy sống trên đất Thái nhưng những người gốc Việt nơi đây luôn đoàn kết, gắn bó khiến Bản Mạy trở thành một cộng đồng dân cư bền chặt ấm cúng.
Một hoạt động tích cực của Người trong thời gian ở đây là khuyên mọi người phải biết tôn trọng phong tục, tập quán của người bản địa, đoàn kết và luôn nêu cao tinh thần tương trợ giúp đỡ những người nơi đây. Bởi vậy, về sau có nhiều người Thái đến Bản Mạy sinh sống khiến nơi đây trở thành cộng đồng dân cư chung của hai nước Việt Nam và Thái Lan.
Ngoài hai địa điểm chính đã nêu ở trên trong 16 tháng ở Thái Lan, Thầu Chín đã cùng một vài cán bộ cốt cán đi khắp các tỉnh có Việt kiều sinh sống ở Đông Bắc Thái Lan để tuyên truyền cách mạng.
Dựa vào các nguồn tư liệu lịch sử, khoa học và kết quả khảo sát thực tế, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã đưa ra những cơ sở khoa học và thực tiễn về việc Nguyễn Ái Quốc đã từng đến Lào, cụ thể là hai địa điểm: thị xã Savẳnnakhệt và bản Xiêng Vang của tỉnh Khăm Muộn... Mục đích của Người là khảo sát tại chỗ tình hình Lào và tìm đường về Việt Nam. Thời gian tới Lào có lẽ là cuối năm 1928 và năm 1929 vì tháng 7-1928 Người mới tới Xiêm, cần có thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, gặp gỡ kiều bào và cán bộ trước khi sang Lào.
Qua Báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản ngày 18 - 2 - 1930 (đoạn đã trích ở trên) cho thấy Người đã vượt qua biên giới Xiêm - Lào, vào đất Lào, tới biên giới Lào - Việt Nam, nhưng không qua được biên giới Lào - Việt Nam, nên phải quay trở lại. Địa bàn hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đông Bắc của Xiêm, song song với các tỉnh, thành phố của Lào là Viêng Chăn, Khăm Muộn và Savẳnnakhệt. Vào thời điểm đó, biên giới Lào - Xiêm còn lơi lỏng, vì nhân dân tả và hữu ngạn sông Mêkông vốn cùng một quốc gia, dân tộc, phần lớn đều là họ hàng thân thuộc của nhau, chỉ vì hiệp ước Pháp - Xiêm mà họ bị ly tán, phân cách, nên việc đi lại thăm thú nhau diễn ra hằng ngày, rất dễ dàng, ít khi cảnh sát hỏi đến giấy tờ tùy thân. Nguyễn Ái Quốc chọn Thái Lan không chỉ là nhiệm vụ “tuyên truyền cách mạng về trong nước từ phía Tây” mà còn là để làm “bàn đạp” trở về Việt Nam qua đường Lào, bởi nơi đây có hậu thuẫn của hơn một vạn Việt kiều đang làm ăn, sinh sống, đa phần họ là những người Việt Nam yêu nước, đang tạm thời phải lưu lạc bởi sự truy đuổi gắt gao của thực dân Pháp.
Thông qua các tư liệu lịch sử, lời kể nhân chứng khảo sát thực địa... các nhà khoa học Việt Nam và Lào đã thống nhất kết luận việc Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã từ Xiêm tới Lào để khảo sát, nghiên cứu tình hình, gặp gỡ cơ sở yêu nước Lào - Việt. Cuốn Lịch sử Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, đã khẳng định “Khoảng cuối năm 1928, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã cải trang là thợ mộc từ Xiêm đi vào đất Lào, qua thị xã Pác Xê đi lên Savẳnnakhệt tới Xiêng Vang để nắm tình hình và đời sống của nhân dân và sau đó quay trở lại đất Xiêm...”3.
Và như vậy, Nguyễn Ái Quốc đã từng đến Lào ít nhất hai lần. Nơi Người đến là thị xã Savẳnnakhệt và bản Xiêng Vang thuộc tỉnh Khăm muộn4. Gần đây nhất, theo Công văn số 196, ngày 29-2-2009, của Đại sứ quán Việt Nam tại Lào gửi Bảo tàng Hồ Chí Minh, chuyển nội dung Công văn số 446/BQ ngày 24-4-2009 của Bảo tàng Cayxỏn Phômvihản về việc Xây dựng khu tưởng niệm Bác Hồ tại Lào. Đây cũng là một trong những việc làm thiết thực để khẳng định Lào là một trong địa bàn mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến góp phần làm rõ hơn vấn đề Hồ Chí Minh có đến Lào những năm 1928 - 1929 mà lâu nay giới nghiên cứu vẫn quan tâm.
Trong quá trình hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chi Minh đã đi nhiều nơi, đến nhiều quốc gia, tuy nhiên tại mỗi nơi Người đến đều để lại những dấu ấn hết sức sâu đậm, để lại tình cảm tốt đẹp trong long nhân dân nước bạn. Mỗi khu di tích về Chủ tịch Hồ Chí Minh được dựng lên đều thể hiện tấm lòng kính yêu của người dân nước bạn đối với Người và từ đó củng cố thêm tình đoàn kết hữu nghị của Việt Nam với bạn bè quốc tế và đặc biệt là với các nước láng giềng.
1. Hồ Chí Minh Toàn tập, CTQG, H, 1995, T.3 tr.12
2. Năm 2003, bà con Việt kiều đã đóng góp tiền của, được sự đồng ý của chính quyền địa phương, Khu di tích đã được tiến hành khôi phục. Trên nền nhà cũ của Trại Cưa, ngôi nhà chính, nhà chứa thóc, cùng những đồ dừng mộc mạc (giường ngủ bàn ghế, chum vại đựng nước...), chuồng trại chăn nuôi gia cầm… được dựng lại bằng gỗ, tre, nứa giống như thời gian Bác hoạt động tại đây.
Đặc biệt, phía sau khu nhà được trồng rất nhiều tre, tre xanh tốt um tùm, khiến ai nhìn vào cũng cảm thấy như đất Việt thân yêu và hình bóng Bác đang hiện hữu. Bên cạnh khu nhà chính, bà con Việt kiều đã dựng thêm một ngôi nhà Hội trường đa năng để đặt bàn thờ Người và trưng bày tóm tắt hoạt động của Người, trong đó đặt trang trọng tấm ảnh Bác với đôi mắt sáng và chòm râu bạc.
3. Lịch sử Đảng nhân dân Cách mạng Lào, CTQG, H, 2005 , tr. 17 - 18
4. Xem Hồ Chí Minh Tiểu sử, CTQG, H, 2008, tr. 72.
Nguồn Lịch sử Đảng. -2009. –Số 6. –Tr.20-22, 28.



 Từ Quảng Châu,Báo Thanh Niên ươm mầm cách mạng
Đầu tháng 5-1925, cùng với các đồng chí đảng Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bác Hồ tham gia tổ chức Hội nghị đại biểu đầu tiên của 20 vạn nông dân tại tỉnh Quảng Đông và Hội nghị thứ hai của công nhân Trung Quốc nhằm thành lập một mặt trận thống nhất giữa những người bị bóc lột ở thành thị và nông thôn. Bác Hồ đã đề xuất ra tờ báo Nông dân Trung Quốc tuyên truyền đường lối tập hợp lực lượng quần chúng công nông. Biểu lộ quan điểm và tình cảm của mình đối với cách mạng Trung Quốc, Bác đã viết nhiều bài báo về tình cảnh của công nhân Trung Quốc dưới chế độ thực dân Anh, nêu cao vai trò cách mạng của họ trên tờ báo Công nhân chi lộ đặc hiệu.
Với việc thành lập tổ chức chính trị, nêu nội dung, chương trình, mục đích để tập hợp quần chúng, tại Quảng Châu, Bác Hồ đã lựa chọn, bồi dưỡng lý luận cho thành viên của nhóm yêu nước Tâm Tâm xã, đưa họ vào tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Tháng 6 - 1925, tổ chức chính trị đầu tiên của Việt Nam ở nước ngoài Hội Việt Nam cách mạng thanh niên được thành lập thì tờ báo Thanh Niên cũng ra đời vào ngày 21 - 6 - 1925. Tờ báo là cơ quan lý luận, tuyên truyền đường lối đấu tranh cách mạng của Tổng bộ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, đặt trụ sở tại Quảng Châu. Tôn chỉ, mục đích của báo Thanh Niên là giải thích đường lối cách mạng, hường dẫn phương pháp cách mạng, nêu rõ mục tiêu, đối tượng cách mạng, xác định quần chúng nhân dân là lực lượng cách mạng ở Việt Nam và Đông Dương. Bạn đọc của báo là những thanh niên yêu nước tiến bộ, trí thức có ý thức dân tộc, dân chủ, học sinh, sinh viên, Việt kiều tại Quảng Châu, Hương Cảng và trong nước. Báo xuất bản bằng tiếng Việt, in khuôn thạch trên nền giấy sáp, mỗi kỳ xuất bản từ 200 đến 300 số khổ nhỏ, phát hành bí mật.
Báo Thanh Niên ra số đầu đăng chương trình hoạt động, điều lệ hoạt động, quy định kết nạp hội viên, tổ chức các đoàn thể như Công hội, Nông hội, Hội học sinh, Hội phụ nữ, đề cương sách lược thành lập Chính phủ nhân dân, đoàn kết với giai cấp vô sản thế giới, thành lập xã hội cộng sản. Mục đích hoạt động của hội là hy sinh tính mạng, quyền lợi, tư tưởng làm cách mạng dân tộc (đập tan bọn Pháp và giành lại độc lập cho xứ sở) rồi sau làm cách mạng thế giới (lật đổ chủ nghĩa đế quốc và thực hiện chủ nghĩa cộng sản). Nội dung chương trình huấn luyện các lớp học dành cho cán bộ nòng cốt trong tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và những thanh niên yêu nước từ Việt Nam sang Quảng Châu được tóm tắt hoặc trích đăng nhiều kỳ trên báo Thanh Niên.
Tờ báo Thanh Niên là tài liệu gối đầu giường, trở thành cẩm nang tuyên truyền vận động cách mạng trong tầng lớp lao khổ bị áp bức ở Việt Nam, tại các tô giới Pháp của thành viên Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Nhận thấy ở Quảng Châu có số lượng người làm thuê quốc tịch Ấn Độ, Triều Tiên, Thái Lan, Lào, In-đô nê-xi-a, Mi-an-ma, Việt Nam khá đông, Bác Hồ đã đề nghị với cơ quan đại diện Quốc tế cộng sản tại đây vận động thành lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông, liên minh lực lượng đấu tranh đòi quyền lao động bình đẳng, được trả công thỏa đáng, chống bị chủ tư bản cúp phạt, sa thải vô cớ, tiến tới làm cách mạng đánh đổ đế quốc.
Tờ báo Thanh Niên còn in bài quy định cụ thể điều kiện vào Hội, lề lối tổ chức, cơ cấu các cấp trung ương, xứ ủy, tỉnh ủy, huyện ủy, chi bộ, quy định tiến hành hội nghị thường kỳ các cấp, hội nghị toàn quốc, các quy định hình thức kỷ luật, nhiệm vụ hội viên.
Do điều kiện in ấn bí mật, phương tiện thô sơ nên một số báo chỉ gồm 4 trang khổ nhỏ, có giai đoạn 2 trang, số lượng phát hành không nhiều. Cách phát hành là nhân bản chép tay rồi chuyển cho nhau đọc phổ biến rộng rãi bằng miệng tới quần chúng tiến bộ trong nước, ở khu đông dân Việt kiều tại tô giới Hương Cảng, Vân Nam, Thượng Hải, Quảng Đông (Trung Quốc), Xiêm (Thái Lan). Các đồng chí ủy viên Tổng bộ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên tích cực tham gia biên tập, viết bài đăng báo Thanh Niên như Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Lê Duy Điếm. Một số cán bộ liên lạc giữa Quảng Châu với Việt Nam và Thái Lan, Lào như Trịnh Đình Cửu, Vương Thúc Oánh, Đông Tùng, Trương Văn Lĩnh đã bí mật chuyển báo Thanh Niên về nước, tìm mọi cách phát hành tại trường Bưởi (Hà Nội), trường Quốc Học (Huế), xưởng đóng tàu Ba Son (Sài Gòn), Thái Bình.
Tờ báo Thanh Niên tuy chỉ xuất bản được 208 kỳ, nhưng vai trò và tác dụng của nó như ngọn đuốc sáng soi rọi con đường giải phóng dân tộc, góp phần đưa chương trình, mục tiêu hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên lan rộng vào trong nước. Tháng 4 - 1927, Tưởng Giới Thạch phản bội Đảng Cộng sản Trung Quốc, quay mũi súng đàn áp những người cách mạng. Bác Hồ và tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên phải chuyển vào hoạt động bất hợp pháp. Bác Hồ trở lại Liên Xô nhưng vẫn tìm cách chỉ đạo ra báo Thanh Niên cho tới tháng 5 - 1930 mới chính thức ngừng xuất bản. Đánh giá ảnh hưởng chính trị của báo Thanh Niên, tên trùm mật thám Đông Dương Lai-mác-ti kết luận: “Cần phải nói ngay rằng, tờ báo của Nguyễn Ái Quốc được tất cả các đảng viên ở nước ngoài, ở trong nước và đông đảo người cảm tình đọc.  Những người đọc này chẳng những tự mình đọc báo Thanh Niên mà còn chép đi, chép lại nhiều lần để người khác đọc”.
Tại Quảng Châu, từ tháng 11-1924 đến đầu tháng 5-1927, ngoài tờ báo Thanh Niên, Bác Hồ còn sáng lập thêm tờ báo Lính cách mệnh, Tạp chí Đỏ dùng làm tài liệu vận động những binh lính người Việt Nam đang phục vụ trong đội quân đồn trú của thực dân Pháp đóng tại Tô giới thành phố Thượng Hải. Đồng chí Trương Văn Lĩnh nhận chỉ thị của Bác Hồ vào làm việc trong Sở công an của chính quyền Tưởng Giới Thạch và đồng chí Nguyễn Lương Bằng làm công nhân trên một chiếc tàu biển của thực dân Pháp đã tìm cách chuyển báo Lính cách mệnh, Tạp chí Đỏ tới những người lính khố đỏ, khố xanh, cảnh sát Việt Nam đã giác ngộ, hướng dẫn họ phổ biến nội dung của báo Lính cách mệnh tới nhiều người khác.
Cùng với nhiều hoạt động phong phú về xây dựng tổ chức cách mạng Việt Nam và giúp đỡ nội dung, phương pháp cách mạng cho những người Cộng sản Trung Quốc, khai thông hệ thống liên lạc từ Trung Quốc về Việt Nam, củng cố cơ sở huấn luyện chính trị, phương pháp hoạt động cách mạng cho 75 thanh niên ưu tú Việt Nam, Bác Hồ đã sáng lập 3 tờ báo chính trị ở Quảng Châu. Riêng tờ báo Thanh Niên đã trở thành ngọn cờ dẫn đầu cho nền báo chí cách mạng Việt Nam, đặt nền móng về lý luận, tổ chức xây dựng hệ thống báo chí của Đảng từ năm 1930, góp phần quan trọng quyết định tính chất chính trị, vai trò, chức năng, tôn chỉ, mục đích và nguyên tắc hoạt động của báo chí vô sản.
Nguồn Sự kiện & Nhân chứng. -2004. –Số 126. Tr.3, 6-7.



Trên Quê hương cách Mạng Tháng Mười
Trong bài tham luận của mình, Người nói lên tình cảnh của nông dân Đông Dương và trình bày quan điểm về cách tổ chức, vận động và giác ngộ đấu tranh đối với giai cấp nông dân. Sau đó, Người viết nhiều bài báo đăng trên Tạp chí Quốc tế nông dân, từ đó khẳng định, muốn xóa bỏ áp bức, bất công của nông dân thuộc địa không có con đường nào khác là phải đấu tranh thực hiện thành công khẩu hiệu: “Tất cả ruộng đất về tay nông dân”.
Năm 1924, Quốc tế Cộng sản thành lập Trường Đại học Phương Đông để đào tạo cán bộ cách mạng cho các nước châu Á, Nguyễn Ái Quốc được giới thiệu vào tham gia học một lớp ngắn hạn.
Tại đây, Người được trang bị về nguyên lý đấu tranh giai cấp và phương pháp tiến hành đấu tranh cách mạng. Người ra sức học tập tri thức lý luận, đồng thời tập hợp tư liệu của các bạn học viên người Trung Quốc để viết sách “Trung Quốc và thanh niên Trung Quốc”, sau này trở thành cuốn sách tiêu biểu của Thành đoàn Matxccơva.
Một lần, nhà thơ Liên Xô là Ôxíp Man-đen-xtam đến trường tìm gặp Nguyễn Ái Quốc. Hai người trò chuyện tâm tình và trao đổi về văn hóa Phương Đông, về các dân tộc thuộc địa và con đường đấu tranh cách mạng. Sau đó, nhà thơ Liên Xô có bài viết: “Thăm một chiến sỹ Quốc tế Cộng sản” đăng trên báo Ngọn lửa nhỏ.
Bài báo có đoạn: “Từ Nguyễn Ái Quốc tỏa ra một nền văn hóa, không phải văn hóa châu Âu, mà có lẽ là văn hóa tương lai... Qua cử chỉ cao thượng, tiếng nói trầm lắng của Nguyễn Ái Quốc, tôi thấy được ngày mai, thấy được viễn cảnh trời yên biển lặng của tình hữu ái toàn thế giới bao la như đại dương”.
Khi hay tin Lê- nin từ trần, vượt qua nỗi tiếc thương vô hạn, vượt qua giá rét khắc nghiệt, Người thức trọn đêm viết bài “Lê nin và các dân tộc thuộc địa” đăng trên báo Pravđa, cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Liên Xô đúng vào ngày tang lễ. Bài báo ca ngợi Lê-nin là lãnh tụ của toàn thế giới, là người thắp sáng ngọn lửa soi rọi con đường đi tới tương lai...
Tốt nghiệp Đại học Phương Đông, Nguyễn Ái Quốc được bố trí làm việc tại Ban Phương Đông của Quốc tế Cộng sản. Người thường được mời nói chuyện trong các buổi mít tinh, được cấp Giấy đặc biệt tự do ra vào Quảng Trường Đỏ.
Tại Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản (7/1924), Người đã phát biểu nhấn mạnh mối quan hệ giữa vận mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đế quốc, thực dân và giai cấp vô sản ở các nước thuộc địa và việc cần phải có tinh thần đoàn kết quốc tế trong việc đấu tranh với kẻ thù chung. Quan điểm này còn được Người tiếp tục khẳng định tại Đại hội lần thứ III của Quốc tế Công hội đỏ.
Sinh sống, học tập và hoạt động trên quê hương của Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại, Nguyễn Ái Quốc luôn tin tưởng đất nước và con người Xô Viết là chỗ dựa, là thành trì vững chắc của các dân tộc thuộc địa trên con đường đấu tranh giành quyền sống và tương lai...
Nguồn Báo Nghệ An. -2011. -Ngày 15 tháng 4.
 
 
 
Mối Quan Hệ Giữa Bác Hồ với Nước Ân độ
Qua một số tài liệu hiện có, ta thấy Bác Hồ đã có quan hệ với Ấn Độ sau khi Người từ Anh về Pháp. Theo Thu Trang, trong cuốn Nguyễn Ái Quốc tại Pari (1917-1923), ở Pháp Nguyễn Ái Quốc đã có mối quan hệ thường xuyên với bạn bè quốc tế từ những năm 1918 - 1919, trong đó có cả Ấn Độ. Tác giả đã cung cấp nhiều mật báo của mật thám Pháp theo dõi hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Pari. Mật báo để ngày 4-1-1920 viết: “Ông ta (tức Nguyễn Ái Quốc - TG) đã gặp bà cụ người Ái Nhĩ Lan ở Bd des Capucinse. Bà cụ này đã nói với ông về chính sách của người Anh đối với người Ái Nhĩ Lan. Bà ta nói có những biến động ở Ái Nhĩ Lan và Ấn Độ, nhưng báo chí Anh dìm đi không nói tới”1
Như vậy, ít nhất là từ tháng 1-1920, Nguyễn Ái Quốc đã quan tâm không chỉ là các thuộc địa của Pháp, mà cả các thuộc địa của Anh như Ái Nhĩ Lan, Ấn Độ. Chắc chắn sự quan tâm đó là có chủ đích. Mật báo để ngày 11-2-1920 đã viết: “Hôm 11 vừa qua, Nguyễn Ái Quốc đã dẫn thuyết cho nhóm thanh niên thứ 20 về đề tài cộng sản tại Á châu… Ngoài ra cũng nói đến những đề tài tuyên truyền Bônsêvích  ở Ấn Độ và Tây Tạng”2. Từ mật báo này ta có thể khẳng định: trong các buổi diễn thuyết của Nguyễn Ái Quốc cho các nhóm thanh niên Việt Nam yêu nước tại Pari, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ cũng là một nội dung. Điều đó đòi hỏi diễn giả phải am hiểu tình hình Ấn Độ. Ngoài các nguồn tài liệu gián tiếp như báo chí, sách vở, thông tin qua ban bè quốc tế, Nguyễn Ái Quốc còn có quan hệ trực tiếp với người Ấn Độ. Bức thư của viên khâm sứ Tổng giám đốc kiểm soát người Đông Dương tại Pháp gửi toàn quyền Đông Dương, Văn phòng chính trị người bản xứ - Sở tình báo trung ương và an ninh, đề ngày 6-7-1921 đã cho thấy mối liên hệ trực tiếp giữa Nguyễn Ái Quốc với bạn bè Ấn Độ: “Tôi gửi kèm theo một hồ sơ, có ghi chi tiết một số thư, trong đó có thư của người Ấn Độ Amitabha Ghose gửi Nguyền Ái Quốc. Thư này, chứng tỏ một cách không chối cãi là người Ấn Độ này đã liên lạc với nhóm của Nguyễn Ái Quốc”3.
Tháng 3-1923, khi lục soát nhà ở của Nguyễn Ái Quốc, mật thám Pháp cũng tìm thấy thư từ liên lạc của Nguyễn Ái Quốc với nhà yêu nước Ấn Độ Amitabha Ghose4. Điều này khẳng định mối quan hệ của Nguyễn Ái Quốc với bạn bè Ấn Độ, cụ thể ở đây là với Amitabha Ghose.
Tính theo thời gian ghi trên các mật báo của mật thám Pháp chúng ta thấy một điều đáng chú ý là: mối quan hệ của Nguyễn Ái Quốc với Ấn Độ diễn ra trước Đại hội Tua (12-1920) và trước cả Đại hội II Quốc tế cộng sản (7-1920) là Đại hội thông qua Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa do Lênin khởi thảo. Như vậy, trước khi trở thành người chiến sĩ cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã có ý thức liên  kết với các dân tộc bị áp bức trong một mục đích chung là đấu tranh cho độc lập dân tộc. Hoạt động này của Nguyễn Ái Quốc cũng đánh dấu sự bắt đầu hình thành và đi vào cuộc sống một chiến lược cách mạng vừa có ý nghĩa dân tộc vừa có ý nghĩa quốc tế. Trên thực tế, hình ảnh về một mặt trận của các dân tộc bị áp bức đã được Nguyễn Ái Quốc  chuẩn bị ở đây.
Việc lên án chủ nghĩa thực dân Anh, cổ vũ cho phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ mà Nguyễn Ái Quốc tiến hành không chỉ ở những buổi diễn thuyết mà còn ở những bài báo đầy sức nặng – một vũ khí đấu tranh sắc bén của Người.
Năm 1921, Tạp chí cộng sản xuất bản tại Pari số tháng 8 và tháng 9 đã đăng bài của Nguyễn Ái Quốc: Phong trào cách mạng Ấn Độ (Le movement revolutionaire de l’Inde)5. Đây là bài báo đầu tiên của Người về Ấn Độ. Trong bài viết này Nguyễn ái Quốc đã đề cập đến lịch sử những cuộc nổi dậy kể từ cuối thế kỷ XIX ở Ấn Độ và nhiều chi tiết liên quan đến các sự kiện cụ thể mà có lẽ chỉ có những người Ấn Độ mới hiểu rõ. Điều đó cho phép chúng ta khẳng định mối liên hệ chặt chẽ của Nguyễn Ái Quốc nói bạn bè Ấn Độ vào khoảng thời gian 1920-1921.
Năm 1922, Nguyễn Ái Quốc viết bài: Mấy suy nghĩ về vấn đề thuộc địa, đăng trên tờ L’Humanité (Nhân đạo) ngày 25-5-1922, trong đó có đề cập đến vấn đề Ấn Độ. Cũng năm 1922, Nguyễn Ái Quốc sáng lập tờ báo Le Paria - Cơ quan ngôn luận của Hội Liên hiệp thuộc địa. Paria là tên gọi của đẳng cấp khốn cùng nhất trong xã hội Ấn Độ, được Nguyễn Ái Quốc chọn làm tên báo. Điều đó phải ánh mối cảm thông sâu sắc của Nguyễn Ái Quốc với nhân dân Ấn Độ đang rên xiết dưới sự thống trị của thực dân Anh cấu kết với bọn quý tộc phong kiến Ấn Độ; đồng thời gợi ý cho chúng ta một giả thiết về sự tham gia của những người yêu nước Ấn Độ trong Hội liên hiệp thuộc địa và sự liên hệ của tổ chức này với những người yêu nước Ấn Độ.
Từ năm 1923, chia tay với bạn bè quốc tế ở Pari để sang Liên Xô và sau đó đi các nước khác hoạt động Nguyễn Ái Quốc văn tiếp tục quan tâm đến Ấn Độ. Ngày 9-11-1925, trong Thư trả lời ông H6, với bút danh L.T., Nguyễn Ái Quốc đã đề cập đến những hoạt động yêu nước sôi nổi (các nước Á - Phi, trong đó có đề cập đến phong trào đấu tranh ở Ấn Độ. 
Trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã lấy phong trào đấu tranh ở Ấn Độ để làm gương kêu gọi anh em vô sản và nông dân các thuộc địa khác. Đặc biệt trong bài Văn minh tư bản chủ nghĩa và phụ nữ ở các  thuộc địa và bài Lối cai trị của người Anh viết năm 1925, Nguyễn Ái Quốc đã tố cáo mạnh mẽ sự tàn bạo… của thực dân Anh ở các hầm mỏ, thành phố Ấn Độ. Sức nặng tố cáo của các bài viết được tăng lên bởi sức thuyết phục của những số liệu cụ thể mà Người dẫn ra minh họa. Trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ khi mà cuộc tranh luận trong nội bộ Quốc tế cộng sản đang diễn ra sôi nổi về vấn đề thái độ của những người cộng sản đối với phong trào giải phóng dân tộc do tư sản dân tộc lãnh đạo, việc Nguyễn Ái Quốc lấy phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ do giai cấp tư sản dân tộc Ấn Độ lãnh đạo làm gương kêu gọi anh em vô sản và nông dân các thuộc địa khác đã phản ánh bản lĩnh chính trị của Người. Đó là sự nhất quán trong tư tưởng đoàn kết các dân tộc bị áp bức chống chủ nghĩa đế quốc mà Người đã đề xướng và thực hiện ở Pari.   
Tháng 5-1928, Nguyễn Ái Quốc viết bài Nông dân Ấn Độ và bài Phong trào công nhân và nông dân gần đây ở Ấn Độ, đăng trên Tạp chí Thư tín quốc tế (số 38 và 43, bản tiếng Pháp)7.
Năm 1927, tại Hội nghị liên minh chống chủ nghĩa đế quốc tổ chức ở Brúcxen (Bỉ), lần đầu tiên Nguyễn Ái Quốc và G.Nêru gặp nhau. Mặc dù Nguyễn Ái Quốc và G.Nêru đại diện cho hai dân tộc, hai lập trường giai cấp khác nhau, nhưng đã gặp nhau ở tinh thần yêu nước. Từ sự đồng cảm đó, sau này trong nhà lao Tưởng Giới Thạch (1942-1943), Bác đã viết bài thơ Kí Nê lỗ (gửi Nêru). Bài thơ viết trong cảnh bị xiềng xích lao tù càng chứng tỏ tình cảm sâu nặng của Người đối với Nêru, người đại diện cho nhân dân Ấn Độ đang tranh đấu.
Tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc về đoàn kết giữa các dân tộc bị áp bức thể hiện rõ khi Người viết: “Nguyên nhân đầu tiên gây ra sự suy yếu của các dân tộc phương Đông, đó là sự đơn độc. Đó là thiếu sự tin cậy lẫn nhau, sự phối hợp hành động và sự cỗ vũ lẫn nhau”8.  Từ đó, Người cho rằng: “Sẽ rất có ích cho người Việt Nam biết bao, nếu họ được biết những người anh em Ấn Độ của họ tự tổ chức và chiến đấu như thế nào để đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc Anh”9.
Sau 2-9-1945, mặc dù phải tập trung thời gian vào việc củng cố, bảo vệ chính quyền cách mạng còn non trẻ, chống thù trong giặc ngoài… nhưng Bác Hồ vẫn luôn luôn chăm lo cho tình đoàn kết chiến đấu của hai dân tộc Việt Nam – Ấn Độ. Mối quan hệ Việt Nam – Ấn Độ được Người đặt trong mối quan hệ giữa các nước trong khu vực và các nước đang đấu tranh cho độc lập dân tộc trên tếh giới. Điện văn của Người gửi Hội nghị Liên Phi ngày 19-10-1945 đã thể hiện tinh thần đó.
Từ năm 1946, phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ phát triển rất mạnh mẽ. Bác Hồ luôn theo  dõi cổ vũ phong trào và kêu gọi tình đoàn kết quốc tế đối với Ấn Độ. Đầu tháng 6-1946, trên đường sang Pháp Bác đã dừng chân tại thành phố Cancúta của Ấn Độ. Khi ở Pháp, được tin Chính phủ lâm thời Ấn Độ được thành lập, Bác đã thay mặt nhân dân Việt Nam gửi điện đến G.Nêru, chúc mừng Chính phủ lâm thời Ấn Độ. Trên đường từ nước Pháp trở về; Người cũng không quên điện mừng tới các bạn Ấn Độ.
Ngày 27-1-1947, Người gửi điện cho các chính khách Ấn Độ bày tỏ tình đoàn kết và khẳng định: “Tôi tin chắc rằng chúng ta đồng lòng cố gắng thì thế nào cũng sẽ thắng được chủ nghĩa thực dân phản động”10. Ngày 29-1-1947, Bác tiếp tục gửi điện đến G. Nêru để chúc mừng những thắng lợi to lớn mà nhân dân Ấn Độ giành được, đồng thời bày tỏ niềm tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng của các dân tộc ở châu Á trong công cuộc đấu tranh cho độc lập tự do, hòa bình và tiến bộ xã hội.
Cao trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ phát triển đến đỉnh cao vào cuối năm 1947, buộc chính phủ Anh phải tuyên bố trao trả độc lập cho Ấn Độ. Ngày 26-1-1950, Ấn Độ chính thức tuyên bố độc lập và từ đó vững bước tiến lên trên con đường xây dựng đất nước và phấn đấu trở thành một quốc gia hùng cường với một đường lối chính trị trung lập và nền kinh tế tự chủ.
Thời gian này Bác Hồ đang lãnh đạo công cuộc kháng chiến chống Pháp, Người vẫn dành thời gian gửi những lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến nhân dân Ấn Độ. Tình cảm của Người đối với đất nước và nhân dân Ấn Độ đã được chính Người nói lên trong bữa tiệc đón mừng thủ tướng G. Nêru sang thăm Việt Nam ngày 17-10-1954: “Tôi rất vui lòng vì Thủ tướng Nêru đã đến dự bữa cơm thân mật gia đình này. Tôi có thể nói đại gia đình châu Á mà đại diện ở đây là Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam, đại gia đình thế giới yêu chuộng hòa bình mà đây có đại biểu châu Á, châu Âu và châu Mỹ”11.
Tháng 2-1958, Bác Hồ đến thăm đất nước Ấn Độ, mở ra một giai đoạn phát triển mới trong quan hệ giữa hai nước. Trong chuyến thăm này, Người đã khẳng định: “Chúng tôi sung sướng nhận thấy trong cuộc đấu tranh chung cho hòa bình thế giới, cho độc lập dân tộc, nhân dân hai nước chúng ta sát cánh bên nhau, cùng nhau theo đuổi mục đích chung”12. Người đánh giá cao nhữn đóng góp của Ấn Độ: “Hiện nay trên thế giới 1.200 triệu nhân dân Á-Phi đã được giải phóng, trong đó có 400 triệu nhân dân Ấn Độ; đó là một sự kíện rất quan trọng. Nước Cộng hòa Ấn Độ ngày nay là một nước độc lập hùng mạnh, đã có nhiều cống hiến qúi báu cho hòa bình châu Á và thế giới, và đang giữ một vai trò quan trọng trên trường quốc tế”13. Và Người đã bày tỏ lòng chân thành muốn học hỏi những kinh nghiệm phát triển  kinh tế và văn hóa ở một đất nước có đường lối phát triển khác với chúng ta: “Cuộc đi thăm nước Cộng hòa Ấn Độ lần này sẽ làm cho tôi hiểu biết hơn nhân dân Ấn Độ đang anh dũng ra sức xây dựng đất nước và chúng tôi sẽ được học hỏi những kinh nghiệm quí báu của các bạn trong việc xây dựng kinh tế và phát triển văn hóa”14. Từ mối quan hệ của Bác Hồ với đất nước và nhân dân Ấn Độ, chúng ta có thể rút ra những kết luận sau đây:
Một là, từ những ngày đầu hoạt động, ngay cả trước khi đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã có thái độ đúng đắn đối với phong trào giải phóng dân tộc nói chung và phong trào giải phóng dân tộc Ấn Độ nói riêng. Đó chính là tiền đề, là cơ sở để Người nhanh chóng gặp gỡ và tiếp nhận quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Chủ nghĩa Mác-Lênin đã soi sáng và hoàn chỉnh cho tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề này.
Hai là, mối quan hệ giữa Bác Hồ với đất nước và nhân dân Ấn Độ được xây dựng và phát triển với mục đích chung rộng lớn và lâu dài, nó không bị chi phối bởi sự khác nhau về chế độ xã hội. “...Tự do cho mỗi con người, cho mỗi dân tộc, ch mỗi quốc gia trong việc lựa chọn con đường phát triển của mình, đó là khát vọng muôn đời của nhân loại, đó cũng là một nội dung quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh15.
Ba là, trong quan hệ với Ấn Độ, Bác Hồ đã nói tới việc học hỏi kinh nghiệm phát triển kinh tế, văn hóa ở một nước có nền kinh tế phát triển theo hướng TBCN. Đây chính là tư tưởng cùng tồn tại hòa bình giữa các chế độ chính trị khác nhau và cùng với nó là chính sách mở cửa kinh tế mà hiện nay chúng ta đang thực hiện.
Bác Hồ không chỉ có mối quan hệ tốt đẹp với đất nước và nhân dân Ấn Độ, Người đã giành tình cảm và có mối quan hệ hữu nghị với tất cả các dân tộc đang đấu tranh vì độc lập dân tộc, vì hòa bình và tiến bộ xã hội. Hồ Chí Minh là một chiến sĩ cách mạng thế giới. Người luôn luôn phấn đấu cho một thế giới văn minh, hòa hình, hữu ái.
1. Dẫn theo Thu Trang: Nguyễn Ái Quốc tại Pari (1917-1923)NXB Thông tin lý luận, H.1989, tr.93.
2. Thu Trang, Sđd, tr.108-109
3. Thu Trang, Sđd, tr.171
4. Theo Hồng Hà: Thời thanh niên của Bác Hồ. NXB Thanh niên, H.1976, tr.187
5. Theo Thu Trang, Sđd, tr.296
6. Tạp chí Văn học, tháng 12-1980
7. Theo Hồ Chí Minh – Những sự kiện, NXB TTLL, H.1987, tr.55
8, 9. Hồ Chí Minh, Toàn tập, T.1, ST. H.1980, tr.207
10. Hồ Chí Minh, Toàn tập, T.4, ST. H.1984, tr.261
11. Hồ Chí Minh, Toàn tập, T.7, ST. H.1989, tr.52
12, 13, 14. Hồ Chí Minh, Toàn tập, T.8, ST. H.1989, tr. 44, 38, 39
15. Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bài phát biểu tại Hội thảo quốc tế “Hồ Chí Minh, Việt Nam và Hoà bình thế giới”, Calcuta, Ấn Độ, 14-16.1.1991
Nguồn Lịch sử Đảng. -1991. –Số 6. –Tr.22-25.

 Những hoạt động quốc tế của Hồ Chí Minh trước năm 1930
Một biên khảo Những hoạt động quốc tế của Hồ Chí Minh cần thiết cho việc nghiên cứu về cuộc đời sự nghiệp cách mạng, về tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó có tư tưởng của Người với thế giới; phản bác lại sự xuyên tạc của một số người, nhất là sự xuyên tạc hoạt động quốc tế của Hồ Chí Minh, đã diễn ra âm ỉ trong những năm gần đây, đặc biệt từ khi UNESCO quyết đinh tổ chức kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
Trong phạm vi bài viết chúng tôi dựa vào một số sự kiện cơ bản để rút ra những nét khái quát về công lao của Hồ Chí Minh đối với dân tộc và nhân dân thế giới qua những hoạt động ở nước ngoài của Người.
Trước Hồ Chí Minh, nhiều nhà yêu nước Việt Nam đã ra nước ngoài, hoặc để lánh nạn, để cầu ngoại viện hay lập hợp, tổ chức lực lượng đấu tranh giải phóng dân tộc (GPDT). Song, Hồ Chí Minh là người đầu tiên ra đi để tìm con đường cứu nước mới, gắn cách mạng Việt Nam với CMTG. Đó là công lao đầu tiên của Hồ Chí Minh đối với nhân dân Việt Nam và nhiều dân tộc khác
Trải qua ít thời gian "vô sản hóa" (1911 – 1920) Hồ Chí Minh đã tự rèn luyện thành một người lao động, một công nhân thực sự và thành người cộng sản. Tuy không làm việc ở một nhà máy, công xưởng, hầm mở nào, song Hồ Chí Minh đã sống và hoạt động trong nhân dân lao động, ở môi trường công nhân (làm công trên tàu thủy cho hãng Sác giơ Rêuyni, lao động để kiểm sống ở Brucclin - Mỹ, ở Anh, tham gia công đoàn thủy thủ hải ngoai ở Anh, vào Đảng xã hội Pháp…). Vì vậy ở Người đã hình thành phẩm chất, tư tưởng, tâm lý xã hội của giai cấp công nhân.
Đó là những điều kiện cơ bản, theo V.I. Lênin, để đứng trong hàng ngũ công nhân, và quan trọng hơn để đại diện cho quyền lợi của giai cấp công nhân
Những cuộc hành trình và thời gian sống ở nhiều nước thuộc địa, phụ thuộc, những nhận thức về đời sống và nguyện vọng của nhân dân lao động ở các nước mà Người đã tới là cơ sở thực tiện để Người đến với chủ nghĩa Lênin, CNCS một cách tự nguyện, tự giác. Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa, tác phẩm đầu tiên của V.I.Lênin mà Hồ Chí Minh đọc, sở dĩ gây ấn tượng mạnh mẽ, vì nó “như một ánh sáng kỳ diệu, nâng cao về chất tất cả những hiểu biết và tình cảm cách mạng mà Người hằng nung nấu”. Nội dung 12 điểm trong Luận cương của V.I. Lênin đáp ứng yêu cầu của nhân dân Việt Nam và các dân tộc bị áp bức lúc bấy giờ về "quyền dân tộc bình đẳng,” về “quyền lợi của giai cấp bị áp bức, của người lao động, của người bị bóc lột", về "thủ tiêu sự áp bức dân tộc và tình trạng bất bình đẳng”, về vai trò của Đảng, của giai cấp công nhân trong phong trào giải phóng dân tộc, về sự liên minh giữa giai cấp vô sản các nước để quốc và phong trào đấu tranh của nhân dân thuộc địa.
Những quan điểm mà Lê nin nêu trong Luận cương được Hồ Chí Minh quán triệt, vận dụng một cách sáng tạo trong việc giải quyết đúng đắn những vấn đề về mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, giữa dân tộc và quốc tế. Cơ sở lý luận cùng với kinh nghiệm thực tiễn đã hình thành ở Hồ Chí Minh những quan điểm có tác động mạnh mẽ đến sự thắng lợi của cách mạnh GPD nhiều nước, như quan điểm về sự đoàn kết trong mặt trận chung chống CNĐQ, mỗi dân tộc phải đấu tranh tự giải phóng bằng sức của mình, tùy hoàn cảnh của mỗi dân tộc mà tiến hành đầu tranh; về việc có giải quyết vấn đề giải phóng dân tộc mới đòi được quyền lợi của bộ phận, giai cấp. Cũng từ thực tiễn hoạt động ở nhiều nước và xuất phát từ luận điểm của Lênin trong Luận cương, Hồ Chí Minh đã có một luận điểm nổi tiếng là muốn đánh bại CNTB phải bắt đầu bằng việc giải phóng các thuộc địa và Người nhận rõ rằng nọc độc và sức sống của CNDQ đang tập trung ở các thuộc địa hơn là ở chính quốc. Phải có sự thuần thục về lý luận và hiểu biết  thực tế các nước thuộc địa, về CNĐQ, Hồ Chí Minh mới có thể hình tượng hoá mối quan hệ giữa cách mạnh giải phóng dân tộc với cách mạng vô sản ở chính quốc bằng "hai cánh của con chim” nhằm tiêu diệt CNĐQ, “con đỉa hai vòi”.
Những hoạt động trong thực tiễn cách mạng ở nhiều nước giúp cho Hồ Chí Minh bổ sung "sự thiếu hiểu biết”, thiếu kinh nghiệm", về "hậu phương của chủ nghĩa đế quốc” mà Lênin đã nêu ra; làm cho nhiều ĐCS ở chính quốc hiểu rõ về thuộc địa. Hồ Chí Minh đã thực hiện được chỉ dẫn của Lênin với những người cộng sản: “khi dựa vào lý thuyết chung của chủ nghĩa cộng sản, dựa vào thực tiễn, các đồng chí cần phải vận dụng vào những điều kiện riêng không có ở các nước châu Âu, phải biết vận dụng lý thuyết và thực tiễn ầy vào những điều kiện mà nông dân là quần chúng chủ yếu, khi cần giải quyết nhiệm vụ đấu tranh không phải chống chủ nghĩa tư bản, mà chống những tàn dư trung thế kỷ”. Đây là cống hiến của Hồ Chí Minh đối với sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, xây dựng truyền thống đoàn kết giữa nhiều ĐCS. Trước hết là ĐCCS Pháp, với giai cấp công nhân và nhân dân thuộc địa, góp phần cho thắng lợi của phong trao CMTG
Trong hoạt động cách mạng ở nhiều nước, do nhận thức sức mạnh đoàn kết quốc tế, kiên định mục tiêu CSCN. Hồ Chí Minh đã sáng lập và giữ vai trò chủ yếu trong các tổ chức quốc tế: Hội liên hiệp thuộc địa (1921), Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức (1925) và tờ báo Le Paria (1992). Ở đâu Người cũng hoạt động với tư cách một chiến sĩ quốc tế kiên cường, không phải chỉ trên lời nói mà bằng hành động cụ thể, có hiệu qủa. Ở Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc không chỉ hoạt động với trách nhiệm, cương vị của Ủy viên Bộ Phương Đông, mà còn với tấm lòng nhiệt thành của một cán bộ vận động nông dân, một chiến sĩ Hồng quân làm nhiệm vụ “ủy viên y tế kiêm ủy viên bích báo”. Nhân dân nhiều nước Đông Nam Á không quên công lao của Hồ Chí Minh trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và góp phần xây dựng các chính đảng cách mạng của giai cáp công nhân. Nhân dân Lào, Campuchia khắc sâu hình ảnh Hồ Chí Minh - người xây dựng tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân Đông Dương và góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc của mỗi nước. Đặc biệt, nhân dân Lào ghi nhớ mãi chuyến đi của Hồ Chí Minh vào mùa thu năm 1928 từ Tháí Lan sang Pắcxế lên Xavanakhẹt, đến Xiêng Vang (phía nam tỉnh ly Thà Khẹt), để trực tiếp giúp đở cách mạng Lào.
Các dân tộc thuộc địa ở châu Á, châu Phi đều tìm thấy sự đồng tình ủng hộ của Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp đấu tranh giành độc lập và hình ảnh của mình trong nhiều tác phẩm của Người, như Bản án chế độ thực dân Pháp và nhiều bài viết khác. Đó là kết qủa của sự am hiểu sâu sắc, đúng đắn của Người về thưc tiễn cách mạng các nước này. Từ thực tế sinh động kết hợp với nhiều loại tài liệu, Nguyễn Ái Quốc đã đồng cảm với nỗi khổ của người dân thuộc địa, tố cáo mạnh mẽ tội ác của chủ nghĩa thực dân đế quốc đồng thời nêu được tinh thần bất khuất, sức sống mãnh liệt của những người bị áp bức vùng dậy đấu tranh. Nguyễn Ái Quốc tuân thủ chỉ dẫn của Các Mác, khi viết về cuộc sống của nhân dân Đức dưới ách thống trị hà khắc của họn phong kiến tư sản là "cần phải làm cho ách áp bức hiện thực càng nặng nề hơn nữa, bằng cách gắn vào nó cái ý thức về ách áp bức; cần phải làm cho sự ô nhục càng ô nhục hơn nữa bằng cách công bố nó lên”. Qua những bài viết của mình, Nguyễn Ái Quốc đã làm cho nhân dân lao động, giai cấp công nhân thế giới cảm thấy mình bị đau khổ và nhận thức được sự đau khổ ấy; cảm thấy mình bị lăng nhục và nhận thức được sự nhục nhã, bởi vì nhấn mạnh sự đau khổ cũng như sự nhục nhã gấp hai lần sẽ làm tăng thêm sức mạnh trong cuộc đầu tranh tự giải phóng. Đây là nội dung quan trọng của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh được xây dựng trên cơ sở chủ nghĩa nhân văn cộng sản, truyền thống dân tộc, tinh hoa nhân loại, kết hợp với hoạt động thực tiễn cách mạng của Người ở nhiều nước.
Trong nhiều năm sống ở nước ngoài, hoạt động trong phong trào GPDT, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Hồ Chí Minh bao giờ cũng hướng về Tổ quốc, thực hiện nhiệm vụ giành độc lập dân tộc trong nhiệm vụ chung của cách mạng thế giới. Ở Người, lòng yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính kết hợp nhuần nhuyễn giữa dân tộc và giai cấp, dân tộc và quốc tế. Trong nhận thức và hành động, Hồ Chí Minh kịch liệt lên án “chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi", "chủ nghĩa quốc tế quá khích".
Hoạt động ở nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc đã nhận thức rõ ràng phải "đem lịch sử cách mạng các nước làm gương cho chúng ta soi, đem phong trào thế giới nói cho đồng bào ta rõ...”. Khi tìm đường cứu nước, Người đã tìm hiểu Cách mạng tư sản Mỹ 1776, Cách mạng tư sản Pháp 1789, Cách mạng tháng Mười 1917. Liên hệ với Việt Nam, kết hợp nhận thức lý luận và thực tiễn, Người khẳng định rằng, không thể đi theo cách mạng Pháp, cũng như cách mạng Mỹ, nghĩa là "cách mệnh không đến nơi" mà “muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Trong cuộc đầu tranh GPDT, kháng chiến chống xâm lược và xây dựng đất nước việc định hướng XHCN, Hồ Chí Minh học tập, vật dụng một cách sáng tạo kinh nghiệm của nhiều nước, đồng thời kiên quyết chống chủ nghĩa giáo điều và bệnh công thức.
Hồ Chí Minh không quên làm cho nhân dân thế giới hiểu biết về nước Việt Nam - đã bị thực dân Pháp xóa tên trên bản đồ thế giới, đem những kinh nghiệm của dân tộc trong đấu tranh cách mạng góp phần vào kho tàng quí giá của nhân loại, xây dựng những nhịp cầu hữu nghị với mọi dân tộc trên thế giới. Trong những năm trước Cách mạng tháng Tám 1945, cũng như các hoạt động ngoại giao ở Pháp 1946, những chuyến thăm viếng, công tác sau năm 1954, Hồ Chí Minh bao giờ cũng giữ vững lập trường kiên định về độc lập dân tộc, tiến bộ xã hội, xây đựng tình đoàn kết hữu nghị với nhân dân thế giới.
Hoạt động quốc tế là một bộ phận quan trọng hữu cơ của cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh. Những hoạt động quốc tế của Người đã gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới, thực hiện những nhiệm vụ cách mạng Việt Nam và góp phần vào cuộc đầu tranh chung của nhân dân thế giới. Trên cơ sở hoạt động thực tiễn ấy, cùng với những hoạt động trong nước, kết hợp với các quan điểm lý luận (của chủ nghĩa Mác -Lênin) đã hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh với thế giới nói riêng. Không tìm hiểu sâu sắc, đúng đắn những hoạt động quốc tế của Hồ Chí Minh thì không thể hiểu hết được công lao to lớn của Ngươi với dân tộc và cách mạng thế giới, không hiểu được nội dung và giá trị tư tưởng của Người về mối quan hệ, tác động lẫn nhau giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới, về những quan điểm của sự phát triển cách mạng thế giới, của xã hội loài người nói chung.
Nguồn Lịch sử đảng. – 1993. – Số 6. – Tr. 2-4.

 Những đóng góp của Nguyễn Ái Quốc trong phong trào nông dân quốc tế
Là đại biểu ưu tú của các dân tộc đi áp bức - nơi mà ở đó như Lê nin để chỉ ra rõ “quần chúng cơ bản là nông dân”, đồng chí Nguyễn Ái Quốc trong những năm hoạt động trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đặc biệt quan tâm nghiên cứu vấn đề nông dân và có những đóng góp to lớn.
Không phải ngẫu nhiên tại Hội nghị quốc tế nông dân lần thứ nhất (họp từ ngày 10 đến 16-10-1923 tại Mátxcơva), các đại biểu nông dân quốc tế tham dự Hội nghị đã bầu Nguyễn Ái Quốc là đại biểu duy nhất cho nông dân các nước thuộc địa, là 1 trong 11 ủy viên Đoàn chủ tịch Hội đồng nông dân quốc tế - một tổ chức quần chúng trực thuộc quốc tế cộng sản. Sự tín nhiệm và tin cậy của đạo biểu tham dự Hội nghị là sự thừa nhận và đánh giá cao hoạt động của Người đối với phong trào nông dân các nước thuộc địa và phụ thuộc.
Sinh ra và lớn lên tại một thuộc địa lớn nhất của đế quốc Pháp, nơi mà nông dân chiếm hơn 90% dân số và cũng là nơi mà những nhà khai hóa thực dân thực thi chính sách ngu dân như là một quốc sách, Người tận hiểu nỗi cùng cực của người dân mất nước, nỗi nhục của những người bị tước đoạt mất độc lập và tự do.
Ra đi tìm đường cứu nước, chính Người đã tận mắt mục kích nỗi khổ nhục tương tự của nông dân các nước thuộc địa của thực dân Anh, Mỹ, Hà Lan... ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ. Bài học dầu tiên Người rút ra là ở đâu người nông dân cũng bị áp bức và bóc lột tàn bạo bởi bốn thế lực là nhà nước bảo hộ, bọn thực dân, nhà thờ và những tên lái buôn.  Rượu cồn và thuốc phiện cùng báo chí phản động của bọn cầm quyền bổ sung cho cái công cuộc ngu dân của chính phủ. Máy chém và nhà tù làm nốt phần còn lại”(2). Song, sự bóc lột tàn bạo, đau khổ, nghèo đói, sự nhục mạ không làm tê liệt sức sống và tư tưởng đòi giải phóng của người dân bị áp bức. Thực tiễn của các cuộc đấu tranh của nông dân Đông Dương, Ấn Độ, Trung Quốc, Angiêri, Tuyniđi... mà nhiều cuộc đấu tranh có khi bị dìm trong máu đã được Người nhận xét một cách chính xác rằng đằng sau sự phục tùng tiêu cực ẩn giấu một cái gì đang sục sôi động gào thét và “sẽ bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ đến”(3).
Cách mạng tháng Mười năm 1917, sự ra đời của Quốc tế cộng sản năm 1919 và bản Luận cuơng về vấn đề dân tộc và thuộc địa đã giúp Người tin Lênin, đứng hẳn về lập trường của Quốc tế cộng sản và định hướng con đường giải phóng dân tộc với tư duy chính trị của thời đại mới trên lập trường của giai cấp vô sân. Tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin và trao lại cho các dân tộc thuộc địa đứng lên giải phóng dân tộc khỏi ách đế quốc thực dân là khát vọng, là nhiệm vụ và trách nhiệm mà Người tự đặt ra cho mình trong những năm hoạt động ở ngoài nước.
Tham gia hoạt động trong phong trào cộng sản Pháp, Người nhận thấy: “Mặc dù Quốc tế cộng sản đã đề cập đến tầm quan trọng của vấn đề thuộc địa như là một trong những vấn đề cấp bách nhất trong chương trình nghị sự của mình, song thực tiễn các phân bộ ở các cường quốc thực dân đến nay vẫn chưa chăm lo đến vấn đề này. Cả đến việc xem xét nó một cách nghiêm túc cũng không... Nguyên nhân là do các đồng chí chúng ta không hiểu tình hình xác thực của các nước bị áp bức bóc lột”(4). Để chống lại những quan điểm phản động của những lãnh tụ cơ hội trong Quốc tế hai, kẻ phủ nhận vai trò cách mạng của quần chúng nhân dân các nước thuộc địa trong khi lại đề cao công lao “khai hóa” của bọn thực dân và để giúp cho giai cấp vô sản ở chính quốc có những thông tin đầy đủ về bức tranh toàn cảnh thực trạng của nông dân thuộc địa, Người tranh thủ mọi diễn đàn quốc tế, mọi phương tiện thông tin đại chúng tố cáo, lên án cho đã thực dân, kẻ đã gây ra những tội ác man rợ nhất ở thuộc địa. Nghiên cứu tình cảnh của nông dân Đông Dương thuộc Pháp, qua báo chí và nghiên cứu thực tế các nước thuộc địa mà Người có dịp đến và hoạt động. Nguyễn Ái Quốc đã tố cáo tội ác dã man của chế độ thực dân ở thuộc địa. Đó là tình trạng cướp ruộng đất một cách phổ biến và trắng trợn, chính sách thuế khóa, phu phen, tạp dịch đã bóc lột tận xương tủy người lao động, quốc sách chia để trị tiến hành song song với chính sách ngu dân, đầu độc bằng thuốc phiện và rượu. Thêm vào đó lụt lội hạn hán, nạn đói và nội chiến nhấn chìm người nông dân vào cảnh cùng cực. Người tố cáo ở thuộc địa, nông dân bao giờ cũng là đối tượng bóc lột chủ yếu để nuôi sống “nước mẹ”, để phục vụ cho cuộc sống phè phỡn của kẻ xâm lược. Cùng với sự có mặt của bọn thực dân, chế độ nô lệ, đã bị lịch sử tiêu diệt, đã sống lại. Thực trạng bi đát của các thuộc địa từ Việt Nam hay Công gô, Máctiních, Tân Đảo hay Triều Tiên, Trung Quốc dù khác nhau về địa lý, màu da và lịch sử nhưng đều giống nhau ở sự cùng khổ.
Có áp bức thì có đấu tranh. Đó là qui luật tất yếu của sự sinh tồn. Cuộc bạo động về gạo của nhân dân Triều Tiên năm 1919, các cuộc nổi dậy của nông dân Đông Dương chống Pháp đầu thế kỷ 20, phong trào nông dân Trung Quốc, cuộc đấu tranh của nhân dân, chủ yếu là nông dân ở châu Phi đã nổ ra liên tiếp. Nhưng nhìn chung các cuộc nổi dậy đều bị đàn áp khốc liệt. Trong bài Mấy ý nghĩ về thuộc địa Người rút ra nhận xét: “Nói chung, quần chúng căn bản là có tinh thần bất khuất, nhưng còn rất dốt nát. Họ muốn giải phóng nhưng họ chưa biết làm cách nào để đạt được mục đích ấy”(5).
Để chỉ cho nông dân con đường đi tới cách mạng và giải phóng, Nguyễn Ái Quốc đã làm hết sức mình như một hiệp sĩ của các dân tộc bị áp bức, đồng thời kiến nghị với Quốc tế cộng sản giúp đỡ họ tổ chức, đào tạo cán bộ lãnh đạo và đấu tranh với sự coi nhẹ hoặc thờ ơ với cách mạng thuộc địa của các đảng cộng sản ở chính quốc.
Người thành lập Hội liên hiệp thuộc địa và tham gia Ban nghiên cứu thuộc địa của Đảng cộng sản Pháp. Thông qua báo Nhân đạo, báo Người cùng khổ và các diễn đàn, Nguyễn Ái Quốc không chỉ tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân mà còn chỉ cho quần chúng nguyên nhân của mọi sự đau khổ và con đường để từ giải phóng. Người còn từng bước đề cập một cách có hệ thống vị trí, vai trò của nông dân, đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế của phong trào nông dân khi chưa được tổ chức lại và chưa có lực lượng tiên phong lãnh đạo.
Nếu Mác, Ăng ghen và đặc biệt là Lê-nin là những người thấy rõ mối quan hệ khăng khít và tác động trực tiếp của cách mạng vô sản ở chính quốc với cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa thì Nguyễn Ái Quốc là người đầu tiên không chỉ nhận thấy giải phóng dân tộc gân liền với giải phóng giai cấp, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, giải phóng dân tộc cũng thực chất là giải phóng nông dân, mang lại các quyền lợi dân chủ cho nông dân mà còn chỉ ra những người nô lệ ở thuộc địa được thức tỉnh, có đảng tiên phong và lý luận tiên phong chỉ đường, cách mạng giải phóng dân tộc có thể thắng lợi trước cách mạng vô sản chính quốc. Năm 1921 trong bài Đông Dương đăng trên Tạp chí cộng sản, Người khẳng định: “Chế độ cộng sản chủ nghĩa có thể áp dụng ở châu Á nói chung và Đông Dương nói riêng không?  Đó là câu hỏi mà ngày nay chúng ta quan tâm. Chúng ta có thể trả lời câu hỏi đó một cách khẳng định”(6) Nguyễn Ái Quốc tiên đoán: “Ngày mà hàng trăm triệu người châu Á bị nô dịch và áp bức sẽ thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của một nhóm bọn thực dân tham tàn và chính họ sẽ hình thành được một lực lượng đồ sộ vừa có thể thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản chủ nghĩa đế quốc, vừa giúp đỡ những người anh em phương tây trong sự nghiệp giải phóng”(7).
Người hoàn toàn tin tưởng ở lực lượng đông đảo nông dân bị áp bức bóc lột ở thuộc địa khi họ được thức tỉnh. Người kiến nghị với Quốc tế cộng sản “Cần phải giúp đỡ họ tổ chức lại, cần phải cung cấp cán bộ lãnh đạo cho họ và chỉ cho họ con đường đã  tới cách mạng và giải phóng”(8) và khẳng định “Quốc tế của các đồng chí (tức Quốc tế nông dân - TG) chỉ trở thành quốc tế khi mà không những nông dân phương Tây mà cả nông dân phương Đông, nhất là nông dân các nước thuộc địa, những người bị áp bức và bóc lột nhau hơn các đồng chí, đều tham gia Quốc tế của các đồng chí”.(9).
Giữa lúc ở phương Tây nhiều Đảng cộng sản còn thờ ơ, thậm chí coi nhẹ vị trí vai trò và khả năng cách mạng của các dân tộc thuộc địa, có không ít nhà cách mạng và đảng cộng sản ở một số nước thuộc địa và nửa thuộc địa lại quá nhấn mạnh, thậm chí tuyệt đối hóa vai trò và khả năng của nông dân thì Nguyễn Ái Quốc lại có một cách nhìn hoàn toàn khác. Là những người tiểu sở hữu với bản tính tự phát của tiểu nông, bản thân giai cấp nông dân không thể tự tổ chức thành một lực lượng chính trị độc lập, không thể trở thành lãnh tụ chính trị trong cuộc đấu tranh tự giải phóng. Hơn nữa ở các thuộc địa họ bị đơn độc do thiếu sự tin cậy lẫn nhau, sự phối hợp hành động và sự cổ vũ lẫn nhau nên phong trào thường rời rạc, dễ bị bọn thực dân câu kết với giai cấp phong kiến đàn áp. Vì vậy giai cấp nông dân muốn tự giải phóng không có con đường nào khác là vừa đánh đế quốc vừa đánh phong kiến để giành độc lập dân tộc và ruộng đất cho giai cấp mình. Để thực hiện hai nhiệm vụ trên, giai cấp nông dân phải đi theo ngọn cờ của giai cấp công nhân và chịu sự lãnh đạo của chính đảng của giai cấp công nhân - người đại diện cho sứ mệnh lịch sử của thời đại. Tự bản thân mình, giai cấp nông dân “không bao giờ có thể ngẩng đầu lên được nếu không gắn bó với giai cấp vô sản thế giới”, nếu giai cấp vô sản giác ngộ “không đến cứu họ khỏi nền văn minh quái vật”. Ngay từ diễn đàn của Hội nghị nông dân quốc tế, Người đã kiên quyết lên án những trào lưu cơ hội chủ nghiã coi nông dân là lực lượng chủ yếu, duy nhất, cách mạng nhất dẫn tới “chủ nghĩa phiêu lưu, chủ nghĩa cực đoan, vô chính phủ và đi tới chỗ phản bội chủ nghĩa Lênin”(10).
Là ủy viên Đoàn chủ tịch Hội đồng nông dân quốc tế theo dõi chỉ đạo các thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc đã kịp thời uốn nắn những lệch lạc, góp phần quan trọng đẩy phong trào nông dân các nước thuộc địa lên một bước mới, liên kết phong trào vô sản ở chính quốc với cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa, liên minh công nhân với nông dân...
Những đóng góp về lý luận và sự lãnh dạo, chỉ dạo phong trào nông dân ở các nước thuộc địa và phụ thuộc của Người, giúp Đảng cộng sản Việt Nam suốt 60 năm qua luôn quán triệt và vận dụng vào việc đề ra đường lối chiến lược và sách lược nhằm giải quyết vấn đề nông dân trong cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
1. M. Các. Ph. Ăng-ghen. Tuyển tập, tập I. Sự thật, H. 1962, tr. 684.
2. Hồ Chí Minh. Toàn tập. tập I. Sự thật, H. 1980, tr. 9
3. Hồ Chí Minh. Toàn tập, tập I. Sự thật, H. 1980, tr.10.
4. Nguyễn Ái Quốc, Đông Dương bài đăng trên Tạp chí Cộng sản số 14 năm 1921 (tài liệu lưu trữ Viện lịch sử Đảng).
5. Hồ Chí Minh. Toàn tập. Sđd, tr. 27.
6, 7. Nguyễn Ái Quốc: Đông Dương, Tạp chí cộng sản. Lưu trữ văn phòng Trung ương Đảng.
8. Hồ Chí Minh. Toàn tập đã dẫn, tr. 231
9. Hồ Chí Minh. Sách đã dẫn, tr. 156-157
10. Hồ Chí Minh, Sách đã dẫn. tr. 158.
Nguồn Lịch sử Đảng. -1990. –Số tháng 3. –Tr.17-20.
 
 
 
 

Không có nhận xét nào: